This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Mua bán, cho thuê cọc cừ larsen giá rẻ trên toàn quốc

Cọc cừ larsen được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1908 tại Mỹ trong dự án Black Rock Harbour, tuy nhiên trước đó người Ý đã sử dụng tường cọc bản bằng gỗ để làm tường vây khi thi công móng mố trụ cầu trong nước. Bên cạnh gỗ và thép, cọc ván thép cũng có thể được chế tạo từ nhôm, từ bê tông ứng lực trước. Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội, cọc ván thép vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nhu cầu sử dụng.

Suốt quá trình thi công cọc cừ larsen (cọc ván thép, cừ larsen) bằng máy ép tĩnh (robot ép cừ) hay búa rung điện (búa rung cừ larsen) ở những công trường có địa chất bằng cát, cát chặt, hoặc đất rắn mà việc thi công bằng máy ép tĩnh hoặc búa rung điện không thể ép cừ larsen như những địa chất đất bình thường khác.


CTCP xử lý nền móng Việt Nam là đơn vị chuyên cho thuê cừ Larsen có uy tín lâu năm, giá cả tốt nhất thị trường và sản phẩm cọc cừ luôn đảm bảo về chất lượng, số lượng cho khách hàng
* Kích thước cừ Larsen thông dụng:

- Cọc cừ Larsen III: 400 x 125 x 13.0 (60kg/m).

-  Cọc cừ Larsen IV: 400 x 170 x 15.5 (76.1 kg/m).

- Chiều dài: từ 6m – 18m.

CTCP xử lý nền móng Việt Nam cho thuê cọc cừ, các loại III, V…., cọc cừ mới nhập khẩu và đã qua sử dụng chất lượng tốt, xuất xứ Nhật bản sản xuất, với đủ các kích thước dài ngắn: 6m, 8m, 10m,12m, 16m…
+ Thực hiện thi công ép nhổ cọc cừ;
+ Công ty có cán bộ tư vấn kiểm tra hiện trường thi công cho khách hàng theo yêu cầu.
+ Đáp ứng dịch vụ vận chuyển cọc cừ, thép hình tới công trình thi công tại các tỉnh/thành phố

Nguồn: epcularsen.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Quy trình, biện pháp thi công thép hình

CƠ SỞ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG THÉP HÌNH

 Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình .
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN.
Điều kiện và năng lực nhà thầu .
Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường.
– ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GÓI THẦU:
Cần xác định được công trình thuộc hạng mục nào, tổng diện tích là bao nhiêu từ đó đưa ra biện pháp thi công thích hợp.
Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót, nhà thầu đề ra quy trình thực hiện, kiểm tra từng công việc như sau:



 Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên ban chỉ huy công trường công ty để giải quyết.
Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng xử lý các sai sót và trình duyệt với chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để xem xét giải quyết. 
Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế.



Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu cho bê tông, nước thi công, các chi tiết chôn sẵn.
Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.Biện pháp thi công thép hình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-85.

Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.

Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.

Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.

Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.

Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.

a. Chuẩn bị mặt bằng thi công:

+ Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc, đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc phải bằng phẳng không gồ ghề lồi,lõm.

+ Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân ,chỉnh .

+ Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật.

+ Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất, kết quả xuyên tĩnh….

+ Định vị và giác móng công trình

CÔNG TÁC CỐT THÉP: 
+ Cốt thép được gia công, lắp dựng ngay tại công trường, được tiến hành theo từng công việc, từng khu vực như bẽ đai, uốn thép, cắt thép, kéo thẳng thép… thép được gia công bằng cả thủ công và bằng máy. Máy móc phục vụ cho công tác cốt thép trên công trường và có nhiều loại như máy uốn, máy cắt, máy kéo thép…
+ Thép đưa về công trình phải đúng yêu cầu thiết kế mới được phép sử dụng. Cốt thép được dùng có hai loại là thép gân và thép trơn. Tiết diện có nhiều loại với đường kính khác nhau như 6, 8 ,10, 12 ,14, 16 ,18…… việc sử dụng thép đúng loại là tuỳ thuộc vào bản vẽ thiết kế kết cấu công trình. Khi gia công thép trơn phải bẽ móc còn thép gân thì không bẻ móc.
+ Cốt thép được gia công là thép đai, thép mũ, lưới thép…
+ Cốt thép trước khi sử dụng phải được sửa thẳng, đánh sạch gỉ thép, có thể dùng búa đập thẳng hoặc dùng máy uốn nắn thẳng. Với thép có đường kính dưới 20mm thì ta có thể cắt uốn bằng tay và nếu đường kính lớn hơn 20mm thì ta phải dùng máy. 
+ Thép khi cắt ra uốn phải xác định thêm độ dãn dài của nó, yêu cầu: cốt thép bị uốn giãn ra thêm 0,5d khi uốn góc 450, 1d khi uốn góc 900, 1,5d khi uốn góc 1800. Đoạn neo cốt thép công trường quy định là 30d cốt thép. Nối cốt thép có hai dạng là nối hàn và nối bằng kẽm buộc.
+ Chuẩn bị lắp thép:
Bộ phận gia công thép sẽ thực hiện đúng bản vẽ dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Thép sau khi gia công sẽ được đánh số theo đúng chủng loại và phân bổ tới nơi cần lắp dựng. Tiến hành vạch mực vị trí lắp thép. Vệ dinh thép, dọn dẹp mặt bằng vị trí lắp thép. Chuẩn bị các phụ kiện, tập hợp sẵn ở vị trí lắp thép như cục kê, kẽm buộc…… đồng thời bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc.
+ Thực hiện công tác cốt thép:
Tiến hành lắp thép theo bản vẽ kết cấu dưới sự hướng dẩn của cán bộ kỹ thuật. Cốt thép sau khi lắp dựng phải đảm bảo đúng kích thước, đúng số hiệu thiết kế, đúng vị trí khoảng cách của những thanh thép và điểm nối chiều dài các mối nối. Lưu ý những vị trí tiếp giáp của cột với tường, cột với lam…… phải đặt thép chờ liên kết. Nếu phát hiện ra những sai lệch so với bản vẽ thiết kế cần phải chỉnh sửa lại ngay như lệch sắt, quên hay thiếu thép chờ. Sử dụng có kích thước theo yêu cầu để đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế nhằm bảo vệ cho thép chống lại sự tác động của môi trường xung quanh. Coffa phải được lắp dựng vững chắc, không để xảy ra tình trạng thép bị xô lệch, chuyển vị trí biến dạng trong quá trình đầm đổ bê tông. Sau khi lắp dựng cốt thép xong phải dọn vệ sing sạch sẽ, tránh không tác động mạnh váo cấu trúc thép đã lắp dựng để đề phòng thép bị xô lệch. Cán bộ kỹ thuật nghiệm thu cốt thép sua khi lắp dựng xong khi đó mới tiến hành công tác tiếp theo.
Ngoài ra ở công trường còn dùng thép làm hàng rào bảo vệ an toàn cho công nhân làm việc và được hàn vào các cây chống sắt theo các phương làm hệ giằng vững chắc.
Cốt thép sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông phải được bảo vệ kĩ tránh để vật nặng đè lên gây xô lệch không đúng theo hình dạng, kích thước, vị trí thiết kế. Tránh để các chất bẩn như dầu mỡ, bụi bám dính vào thép. Cốt thép sau khi lắp dựng xong phải tiến hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập làm cho thép bị gỉ sét. Sản phẩm bê tông sau khi tháo coffa nhất thiết không được lói thép.


Nguồn: epcularse.vn

Quy trình, biện pháp thi công cừ larsen

Thi công cừ larsen tầng hầm bằng ép cừ larsen kết hợp với thanh chống. Công việc không hề đơn giản, các bạn muốn thi công với tiến độ mau chóng hãy tham khảo các biện pháp thi công dưới đây nhé:

Với việc thi công một tòa nhà có 2 tầng hầm , các nhà thầu thường chọn lựa các biện pháp thi công phổ thông như Ép cừ, thi công đào đất rồi bắt đầu thi công từ dưới lên trên hoặc thi công bằng Top-Down. Dù biện pháp nào đi nữa thì có rất nhiều công tác phát sinh ngoài dự toán. Chẳng hạn như biện pháp thi công ép cừ, khi lập dự toán, đơn vị tham mưu có thể bỏ qua các công tác rất phổ biến như:

– Thuê hoặc mua cừ larsen; ép + nhổ cừ larsen. thuê máy ép cọc giá rẻ tại CTCP xử lý nền móng Việt Nam- Một doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội

– Mua các thanh thép hình + gia công lắp dựng hệ văng chống cừ

– Hệ thang lên xuống thi công



Ngoài ra để thi công một hệ móng + tầng hầm như trên, nhà thầu có thể phải có thêm đường công vụ sử dụng thép tấm, cầu rửa xe bảo đảm vệ sinh môi trường, hệ móng cọc nhồi hoặc móng cọc ép của cẩu tháp


Có thể thấy biện pháp thi công cốp pha vách ở đây được thi công bằng biện pháp trượt, song song ngay bên cạnh là một hệ cốp pha được lắp dựng thông tầng với chiều cao gần 20m để thi công sàn tầng 5. Với việc thi công như trên, nhà thầu phải đầu tư một hệ thống cốp pha có nhiều điểm khác với định mức nhà nước đã ban bố. đồng thời với việc đó, giá thành thi công sẽ cao hơn nhiều. Có thể khẳng định phí tổn biện pháp thi công chiếm một phần khá lớn trong giá trị của cả gói thầu, có khi lên đến 10% hoặc hơn. Nếu trong quá trình phê chuẩn dự toán, Chủ đầu tư không chủ động đưa các phí tổn này vào sẽ làm cho việc đấu thầu của các nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt hoặc nếu nhà thầu coi đây là phần khối lượng thừa thiếu của gói thầu thì về sau sẽ gây ra việc vượt tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư được duyệt.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cọc ván thép có ứng dụng gì trong xây dựng?

Trong lĩnh vực xây dựng ngày nay, cọc ván thép (các tên gọi khác là cừ thép, cừ larsen hay cọc bản, trong thuật ngữ tiếng anh là steel sheet pile) được sử dụng ngày càng phổ biến. Từ các công trình thủy công như cảng, bờ kè, cầu tàu, đê chắn sóng, công trình cải tạo dòng chảy, công trình cầu, đường hầm đến các công trình dân dụng như bãi đậu xe ngầm, tầng hầm nhà nhiều tầng, nhà công nghiệp.
Cọc ván thép không chỉ được sử dụng trong các công trình tạm thời mà còn có thể được xem như một loại vật liệu xây dựng, với những đặc tính riêng biệt, thích dụng với một số bộ phận chịu lực trong các công trình xây dựng.

Cọc ván thép được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1908 tại Mỹ trong dự án Black Rock Harbour, tuy nhiên trước đó người Ý đã sử dụng tường cọc bản bằng gỗ để làm tường vây khi thi công móng mố trụ cầu trong nước. Bên cạnh gỗ và thép, nó cũng có thể được chế tạo từ nhôm, từ bê tông ứng lực trước. Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội, cọc ván thép vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nhu cầu sử dụng.

Cho đến nay cọc ván thép được sản xuất với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau với các đặc tính về khả năng chịu lực ngày càng được cải thiện. Ngoài cọc ván thép có mặt cắt ngang dạng chữ U, Z thông thường còn có loại mặt cắt ngang Omega (W), dạng tấm phẳng (straight web) cho các kết cấu tường chắn tròn khép kín, dạng hộp (box pile) được cấu thành bởi 2 cọc U hoặc 4 cọc Z hàn với nhau.

Tùy theo mức độ tải trọng tác dụng mà tường chắn có thể chỉ dùng cọc ván thép hoặc kết hợp sử dụng cọc ván thép với cọc ống thép (steel pipe pile) hoặc cọc thép hình H (King pile) nhằm tăng khả năng chịu mômen uốn.

Về kích thước, cọc ván thép có bề rộng bản thay đổi từ 400mm đến 750mm. Sử dụng cọc có bề rộng bản lớn thường đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với cọc có bề rộng bản nhỏ vì cần ít số lượng cọc hơn nếu tính trên cùng một độ dài tường chắn. Hơn nữa, việc giảm số cọc sử dụng cũng có nghĩa là tiết kiệm thời gian và chi phí cho khâu hạ cọc, đồng thời làm giảm lượng nước ngầm chảy qua các rãnh khóa của cọc.

Chiều dài cọc ván thép có thể được chế tạo lên đến 30m tại xưởng, tuy nhiên chiều dài thực tế của cọc thường được quyết định bởi điều kiện vận chuyển (thông thường từ 9 đến 15m), riêng cọc dạng hộp gia công ngay tại công trường có thể lên đến 72m.


 Ưu điểm của cọc ván thép:

– Khả năng chịu ứng suất động khá cao (cả trong quá trình thi công lẫn trong quá trình sử dụng).

– Khả năng chịu lực lớn trong khi trọng lượng khá bé.

– Cọc ván thép có thể nối dễ dàng bằng mối nối hàn hoặc bulông nhằm gia tăng chiều dài.

Cừ larsen có thể sử dụng nhiều lần, do đó có hiệu quả về mặt kinh tế.
Nhược điểm của cọc ván thép là tính bị ăn mòn trong môi trường làm việc (khi sử dụng cọc ván thép trong các công trình vĩnh cửu). Tuy nhiên nhược điểm này hiện nay hoàn toàn có thể khắc phục bằng các phương pháp bảo vệ như sơn phủ chống ăn mòn, mạ kẽm, chống ăn mòn điện hóa hoặc có thể sử dụng loại cọc ván thép được chế tạo từ loại thép đặc biệt có tính chống ăn mòn cao.

Ngoài ra, mức độ ăn mòn của cọc ván thép theo thời gian trong các môi trường khác nhau cũng đã được nghiên cứu và ghi nhận lại. Theo đó, tùy thuộc vào thời gian phục vụ của công trình được quy định trước, người thiết kế có thể chọn được loại cọc ván thép với độ dày phù hợp đã xét đến sự ăn mòn này.

Hiện nay cọc ván thép được chế tạo theo hai phương pháp khác nhau: phương pháp cán nóng và phương pháp dập nguội. Trong phương pháp cán nóng, một khối thép nóng chảy ban đầu (có dạng như khối lập phương) sẽ được di chuyển qua một loạt các máy cán để dần dần trở thành dạng cọc ván thép, phương pháp này cũng giống như phương pháp chế tạo thép hình hay thép tấm thông thường.

Cọc ván thép được chế tạo theo phương pháp này có dạng mặt cắt ngang rất linh hoạt, độ dày bản cánh và bụng có thể giống hoặc khác nhau, các vị trí góc có thể dày lên để chống hiện tượng tập trung ứng suât, rãnh khóa được chế tạo kín khít để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cho nước chảy qua. Dĩ nhiên với các ưu điểm nổi bật, giá thành của loại cọc này thông thường cũng lớn.

Trong phương pháp dập nguội, một cuộn thép tấm sẽ được kéo qua một dây chuyền bao gồm nhiều trục cán được sắp xếp liên tục nhau, mỗi trục cán có chứa các con lăn có thể thay đổi vị trí, nắn thép tấm từ hình dạng phẳng ban đầu thành dạng gấp khúc như cọc ván thép. Cọc ván thép được chế tạo theo phương pháp này phải được kiểm tra nghiêm ngặt khả năng chịu lực cũng như khe hở của rãnh khóa trước khi xuất xưởng. Giá thành của loại cọc này thông thường rẻ hơn so với phương pháp cán nóng.

Với khả năng chịu tải trọng động cao, dễ thấy cọc ván thép rất phù hợp cho các công trình cảng, cầu tàu, đê đập, ngoài áp lực đất còn chịu lực tác dụng của sóng biển cũng như lực va đập của tàu thuyền khi cặp mạn.

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình cảng được thiết kế trong đó cọc ván thép (thường kết hợp với hệ tường neo và thanh neo) đóng vai trò làm tường chắn, đất được lấp đầy bên trong và bên trên là kết cấu nền cảng bê tông cốt thép với móng cọc ống thép hoặc cọc bê tông cốt thép ứng suất trước bên dưới. Tường cọc thép này cũng được ngàm vào bê tông giống như cọc ống.

Hệ tường neo thông thường cũng sử dụng cọc ván thép nhưng có kích thước và chiều dài nhỏ hơn so với tường chính. Thanh neo (tie rod) là các thanh thép đường kính từ 40mm đến 120mm có thể điều chỉnh chiều dài theo yêu cầu. Việc thiết kế công trình cảng sử dụng cọc ván thép có thể tiết kiệm về mặt chi phí hơn vì nếu không dùng cọc ván thép thì số lượng cọc ống bên dưới kết cấu nền cảng sẽ phải tăng lên nhiều và phải thiết kế thêm cọc xiên để tiếp thu hoàn toàn các tải trọng ngang tác dụng vào kết cấu nền cảng.

Bên cạnh công trình cảng, nhiều công trình bờ kè, kênh mương, cải tạo dòng chảy cũng sử dụng cọc ván thép do tính tiện dụng, thời gian thi công nhanh, độ bền chịu lực tốt.

Với các công trình đường bộ, hầm giao thông đi qua một số địa hình đồi dốc phức tạp hay men theo bờ sông thì việc sử dụng cọc ván thép để ổn định mái dốc hay làm bờ bao cũng tỏ ra khá hiệu quả.

Trong các công trình dân dụng, cọc ván thép cũng có thể được sử dụng để làm tường tầng hầm trong nhà nhiều tầng hoặc trong các bãi đỗ xe ngầm thay cho tường bê tông cốt thép. Khi đó, tương tự như phương pháp thi công topdown, chính cọc ván thép sẽ được hạ xuống trước hết để làm tường vây chắn đất phục vụ thi công hố đào. Bản thân cọc ván thép sẽ được hàn thép chờ ở mặt trong để có thể bám dính chắc chắn với bê tông của các dầm biên được đổ sau này. Trên các rãnh khóa giữa các cọc ván thép sẽ được chèn bitum để ngăn nước chảy vào tầng hầm hoặc có thể dùng đường hàn liên tục để ngăn nước (trong trường hợp này nên dùng cọc bản rộng để hạn chế số lượng các rãnh khóa).


Trong thiết kế, cọc ván thép ngoài việc kiểm tra điều kiện bền chịu tải trọng ngang còn phải kiểm tra điều kiện chống cháy để chọn chiều dày phù hợp. Bề mặt của cọc ván thép bên trong được sơn phủ để đáp ứng tính thẩm mỹ đồng thời cũng để bảo vệ chống ăn mòn cho cọc ván thép.

Cũng không quên nhắc lại lĩnh vực mà cọc ván thép được sử dụng nhiều nhất đó là làm tường vây chắn đất hoặc nước khi thi công các hố đào tạm thời. Ta có thể thấy cọc ván thép được sử dụng khắp mọi nơi: trong thi công tầng hầm nhà dân dụng, nhà công nghiệp, thi công móng mố trụ cầu, hệ thống cấp thoát nước ngầm, trạm bơm, bể chứa, kết cấu hạ tầng, thi công van điều áp kênh mương,…tùy theo độ sâu của hố đào cũng như áp lực ngang của đất và nước mà cọc ván thép có thể đứng độc lập (sơ đồ công-xon) hay kết hợp với một hoặc nhiều hệ giằng thép hình (sơ đồ dầm liên tục).

Đa phần hệ giằng được chế tạo từ thép hình I nhằm thuận tiện trong thi công. Kinh nghiệm chống nước chảy qua các rãnh khoá của cọc ván thép trong các công trình tạm thời này là sử dụng hỗn hợp xi măng trộn đất sét, vừa tiết kiệm chi phí lại đạt hiệu quả khá cao (gần như ngăn nước tuyệt đối).

Rõ ràng cọc ván thép không chỉ đơn thuần là một loại phương tiện phục vụ thi công các hố đào tạm thời mà còn có thể được xem như là một chủng loại vật liệu xây dựng được sử dụng vĩnh cửu trong một số công trình xây dựng. Sản phẩm cọc ván thép được cung cấp trên thị trường cũng rất đa dạng về hình dáng, kích cỡ (bề rộng bản, độ cao, chiều dày) nên cũng khá thuận tiện cho việc chọn lựa một sản phẩm phù hợp.

Tất nhiên, ứng với một công trình cụ thể luôn có nhiều giải pháp thiết kế khác nhau sử dụng các loại vật liệu khác nhau. Và khi đó, việc chọn lựa nên hay không sử dụng cọc ván thép còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện địa hình địa chất, tình trạng mực nước ngầm, giá thành, điều kiện thi công…Tuy nhiên một điều chắc chắn là nhà đầu tư càng có nhiều thêm cơ hội chọn lựa sao cho đạt được mục tiêu của mình.
Nguồn: epcularsen.vn

Cho thuê cừ larsen giá rẻ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Cọc cừ larsen được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1908 tại Mỹ trong dự án Black Rock Harbour, tuy nhiên trước đó người Ý đã sử dụng tường cọc bản bằng gỗ để làm tường vây khi thi công móng mố trụ cầu trong nước. Bên cạnh gỗ và thép, cọc ván thép cũng có thể được chế tạo từ nhôm, từ bê tông ứng lực trước. Tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội, cọc ván thép vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nhu cầu sử dụng.


Trong quá trình thi công cọc cừ larsen (cọc ván thép, cừ larsen) bằng máy ép tĩnh (robot ép cừ) hay búa rung điện (búa rung cừ larsen) ở những công trường có địa chất bằng cát, cát chặt, hoặc đất rắn mà việc thi công bằng máy ép tĩnh hoặc búa rung điện không thể ép cừ larsen như những địa chất đất bình thường khác.

Mua bán, cho thuê cừ larsen giá rẻ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

CTCP xử lý nền móng Việt Nam là đơn vị chuyên cho thuê cừ Larsen có uy tín lâu năm, giá cả tốt nhất thị trường và sản phẩm cọc cừ luôn đảm bảo về chất lượng, số lượng cho khách hàng.
* Kích thước cừ Larsen thông dụng:

Cọc cừ Larsen III: 400 x 125 x 13.0 (60kg/m).

Cọc cừ Larsen IV: 400 x 170 x 15.5 (76.1 kg/m).

Chiều dài: từ 6m – 18m.


Chất lượng: 100% Cọc cừ Larsen do Nhật Bản sản xuất.
CTCP xử lý nền móng Việt Nam cho thuê cọc cừ, các loại III, V…., cọc cừ mới nhập khẩu và đã qua sử dụng chất lượng tốt, xuất xứ Nhật bản sản xuất, với đủ các kích thước dài ngắn: 6m, 8m, 10m,12m, 16m…

+ Thực hiện thi công ép nhổ cọc cừ;
+ Công ty có cán bộ tư vấn kiểm tra hiện trường thi công cho khách hàng theo yêu cầu.
+ Đáp ứng dịch vụ vận chuyển cọc cừ, thép hình tới công trình thi công tại các tỉnh/thành phố.
Nguồn: http://epcularsen.vn/

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Cừ larsen và quy trình sản xuất

Cừ larsen (Sheet pile) là sản phẩm được đúc từ thép, qua nhiều liệu trình phức tạp và đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, sản phẩm được chế tạo các rãnh khóa để có thể kết nối với nhau để tạo nên một bức tường chắc chắn. Sản phẩm bao gồm nhiều thể loại khác nhau, tùy vào tính chất của công trình mà quý khách hàng có thể chọn lựa sản phẩm cho phù hợp… 


Ngày nay, cọc cừ larsen (Sheet pile) được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường. Đa dạng về kích thước và kiểu dáng để có thể phù hợp với nhiều dạng công trình khác nhau. Bên cạnh đó ngoài việc mua mới sản phẩm thì quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thuê sẽ giúp tiết kiệm được khoảng chi phí không hề nhỏ.


Quá trình sản xuất: Thép được đem đi tinh luyện qua một liệu trình sản xuất phức tạp với công nghệ cao, tiếp theo nguyên liệu được đúc thành các phôi, phôi này lại tiếp tục được đun chảy và bắt đầu tạo hình và cuối cùng là thành phẩm thép cọc cừ đã ra đời.
Như chúng tôi đã giới thiệu cừ larsen (Sheet pile) có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, do đó những thông số kỹ thuật cũng có phần chênh lệch.